CỒN KHƯƠNG - ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN NHẤT TẠI CẦN THƠ

Giờ mở cửa:

Đặt bàn
CỒN KHƯƠNG - ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN NHẤT TẠI CẦN THƠ
100 Lượt xem

    Được mệnh danh là “vùng đất vàng” của thủ phủ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cồn Khương nằm gối đầu bên dòng Sông Hậu, được phù sa bồi đắp quanh năm. Vốn được thiên nhiên ưu ái ban tặng địa thế thuận lợi, sinh thái đẹp tuyệt vời,  Cồn Khương mang cho riêng mình vẻ bình dị, mộc mạc đậm chất miền Tây, để khi chúng ta bắt đầu ngao ngán với cuộc sống ồn ào nơi phố thị thì một cuộc hành trình về với thiên nhiên sẽ làm lòng người trở nên thanh thản và bình yên.

     

    NHÀ HÀNG VẠN PHÁT

     

    Ngày trước, phải mất 10 phút di chuyển bằng ghe để qua sông thì du khách mới có thể đặt chân đến Cồn Khương -  nơi có những khu biệt thự sang trọng, thoáng đãng và vô cùng yên tĩnh. Giờ đây, nhờ vào sự vươn mình phát triển, du khách đã có thể đến với Cồn Khương một cách dễ dàng hơn khi cầu Cồn Khương đã được khánh thành.

    Từ trên cao nhìn xuống, khung cảnh hiện lên như một bức tranh tổng thể đối nghịch, một bên là khu đô thị xa hoa, trù phú, một bên là sông nước hữu tình, thanh bình đến lạ của đất Cồn Khương. Chính bởi sự thanh bình, yên ả, Cồn Khương trở thành nơi “dưỡng già lý tưởng” của nhiều đại gia miệt vườn. Những khu biệt thự cao cấp lọt thỏm giữa thiên nhiên quanh năm xanh mát đã tạo nên bức tranh vừa hiện đại nhưng lại rất đỗi mộc mạc.

     

    NHÀ HÀNG VẠN PHÁT

     

    Cuộc sống ở vùng bốn bề sông nước này không ngừng phát triển từng ngày khi không còn bị ngăn sông cách trở thì lượng du khách đổ về Cồn Khương tăng lên từng ngày. Nơi đây còn là địa điểm đắt giá chụp ảnh ngoại cảnh của những đôi uyên ương, studio,... tất cả đều trở nên đẹp lạ kì dưới bàn tay tài hoa của những nhiếp ảnh gia.

     

    NHÀ HÀNG VẠN PHÁT

    NHÀ HÀNG VẠN PHÁT

     

    Bạn hãy một lần đặt chân đến Cồn Khương để thưởng thức bản âm hưởng hòa ca giữa thiên nhiên và con người, để thấy khoảng cách giữa con người và thiên nhiên là không có giới hạn, tất cả như hòa quyện vào nhau và ai đã đến đây thì chắc chắn “lòng không muốn về” như câu ca dao xưa muôn đời truyền tụng.